Ngoại tình sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng
Thứ Ba, ngày 27/01/2015 14:29 PM (GMT+7)
Theo dự thảo, người đang có vợ hoặc chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác, người chưa có vợ hoặc chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ… sẽ bị phạt từ 1 đến 3 triệu đồng.
Tin tức 24h, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Tin tức Việt Nam, an ninh thời sự trong nước và quốc tế mới nhất.
Bộ Tư Pháp vừa đưa ra lấy ý kiến về dự thảo lần 4 “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Theo nội dung dự thảo, sẽ phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng với mỗi hành vi sau: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Ngoại tình sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng - 1
“Tội” không chung thủy sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng (Ảnh minh họa)
Mức phạt trên cũng áp dụng với các hành vi: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 48 cũng quy định, sẽ phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các hành vi: Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân; Chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cũng trong dự thảo lần 4 này, Bộ Tư pháp đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 13 quy định về “Hành vi vi phạm quy định của công chứng viên về nhận lưu giữ di chúc; công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản, bản dịch”.
Theo đó, phạt từ tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối hành vi sau: không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, không ghi giấy nhận lưu giữ, không giao giấy nhận lưu giữ cho người lập di chúc khi nhận lưu giữ di chúc.
Phạt tiền từ 7-10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản không đúng quy định tại Khoản 2 Điều 54 của Luật công chứng; Công chứng di chúc trong trường hợp người lập di chúc không tự mình yêu cầu công chứng, người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép…
Nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 13 cũng quy định: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: công chứng bản dịch trong trường hợp biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả; giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
Theo Bộ Tư pháp, để hoàn thiện dự thảo Nghị định, Bộ đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân góp ý dự thảo Nghị định, dự thảo Tờ trình, gửi về Thanh tra Bộ Tư pháp, số 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội và qua hộp thư điện tử tuyentd@moj.gov.vn trước ngày 15 tháng 02 năm 2015 để kịp thời chỉnh lý, hoàn thiện trình Chính phủ.
Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.